Hệ thống chữa cháy bằng khí là gì?
Hệ thống chữa cháy tự động bằng khí dùng để phun các chất khi không duy trì sự cháy vào đám cháy, những đám cháy xảy ra trong phòng kín, bởi vì nguyên lý dập tắt đám cháy bằng khí ở đây là làm ngạt, tức là làm giam nồng độ oxy trong môi trường cháy đến mức không đủ khả năng duy trì sự cháy nữa và khi đó đám cháy sẽ tự tắt.
Công dụng của hệ thống chữa cháy bằng khí
Hệ thống chữa cháy tự động bằng khí có hiệu quả cao, thường dùng để chữa cháy các khu trung tâm điều khiển điện, tự động, viễn thông, hoặc các khu vực mà chữa cháy bằng các chất chữa cháy khác như nước, bột bọt gây nguy hiểm hoặc gay thiệt hại cho thiết bị tài sản trong khu vực đó. (ví dụ như kho lưu trữ tài liệu, trung tâm nghiên cứu tài liệu có tính chất nghiêm trọng).
Phân loại:
- Theo các loại khí chữa cháy: Khí tự nhiên (Co2, N2. Ar); Xon khí (dẫn xuất halogen của hydro cacbon); Hỗn hợp khí (Inergen …)
- Theo Phương pháp chữa cháy:
Loại chữa cháy thể tích;
Loại chữa cháy điểm (thể tích bao quanh một thiết bị).
- Theo phương pháp kích thích khởi động:
Hệ thống chữa cháy tự động bằng khí khởi động bằng hệ thống báo cháy tự động. Đây cũng là hẹ thống phổ biến được sử dụng hiện nay.
Hệ thống CCTĐ bằng khí khởi động bằng hệ thống báo cháy tự động
Sơ đồ – nguyên lý
Các thiết bị chính của hệ thống
Trung tâm điều khiển chữa cháy tự động
Trung tâm điều khiển chữa cháy tự động là sự kết hợp giữa trung tâm báo cháy cháy tự động và trung tâm điều khiển chữa cháy, có nhiệm vụ:
- Cung cấp năng lượng cho hệ thống hoạt động.
- Tự động chuyển đổi và hiển thị chế độ làm việc.
- Tạo tín hiệu báo cháy, điều khiển thiết bị ngoại vi, kiểm tra sự hoạt động bình thường của hệ thống.
Hệ thống báo cháy
Hệ thống báo cháy dùng khởi động hệ thống chữa cháy tự động bằng khí cũng được thiết kế theo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định, có các đặc điểm tương tự như ở hệ thống chữa cháy Dencher.
Van mở cơ điện:
Van mở cơ điện là thiết bị có thể làm việc bằng điện hoặc bằng tay có nhiệm vụ kích hoạt mở van pittong của bình chứa khí mồi.
Van lựa chọn khu vực chữa cháy:
Van lựa chọn khu vực chữa cháy là thiết bị có nhiệm vụ lựa chọn khu vực phun khí vào đúng khu vực có cháy để đảm bảo chữa cháy có hiệu quả đồng thời giảm được lượng khí cần thiết dự trữ chữa cháy.
Bình chứa khí chữa cháy:
có nhiệm vụ dự trữ lượng khí cần thiết để chữa cháy.
Bình khí mồi:
Bình khí mồi có nhiệm vụ mở van lựa chọn khu vực và kích hoạt bình khí chữa cháy làm việc.
Hộp nút ấn xả khí:
có nhiệm vụ điều khiển xả khí cưỡng bức bằng tay, thường được đặt ở khu vực bảo vệ.
Hệ thống đường ống vòi phun khí:
có nhiệm vụ phân bố chất chữa cháy vào khu vực cháy để đảm bảo dập tắt đám cháy trong khoảng thời gian phun nhất định.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống:
- Bình thường hệ thống ở chế độ thường trực , trung tâm điều khiển báo cháy và chữa cháy tự động sẽ hiển thị trạng thái làAm việc của các thiết bị chính trong hệ thống.
- Khi xảy ra cháy , các yếu tố môi trường cháy thay đổi kích thích đầu báo cháy làm việc. Nếu chỉ có một kênh báo cháy làm việc thì tại trung tâm điều khiển sẽ phát ra tín hiệu báo cháy và chỉ thị khu vực đang cháy, còn hệ thống phun khí chữa cháy chưa làm việc.
- Nếu khi cả hai kênh báo cháy đồng thời làm việc thì trung tâm điều khiển sẽ phát ra tín hiệu báo động, chỉ thị khu vực cháy. Đồng thời trung tâm điêu khiển sẽ tự động chuyển sang chế độ xả khí, sau khoảng thời gian trễ nhất định (do con người đặt từ 10 đến 60 giây) , trung tâm điều khiển sẽ tạo ra tín hiệu điện đưa tới van mở cơ điện. Van mở cơ điện bị tác động sẽ kích hoạt mở bình khí mồi theo đường ống kích thích mở van lựa chọn khu vực chữa cháy tương ứng và mở van pittong cổ bình khí chữa cháy. Khi đó khí chữa cháy từ bình chưa qua van pittong cổ bình, qua ống góp, qua van lựa chọn khu vực chữa cháy, qua hệ thống đường ống, qua vòi phun phun vào khu vực cháy.
- Trong trường hợp cần thiết khi đầu báo cháy chưa tác động mà con người phát hiện được đám cháy thì chỉ cần ấn vào nút xả khí cưỡng bức bằng tay được lắp đặt ở bên ngoài các phòng được bảo vệ. Khi đó hệ thống sẽ làm việc bằng cách mở trực tiếp các van tại buồng để các bình chứa khí và van lựa chọn khu vực chữa cháy tương ứng.
- Sau khi chữa cháy xong để hồi phục trạng thái thường trực cho hệ thống, phải đưa hệ thống báo cháy về chế độ trực bình thường, nạp lại các bình khí đã mở, đưa các van trở lại vị trí thường trực.